Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Muôn màu cuộc sống của du học sinh Việt ở Nhật Bản

Muôn màu cuộc sống của du học sinh Việt ở Nhật Bản

Tìm kiếm những cơ hội học tập và làm việc tại nước ngoài là mục đích của hầu hết du học sinh Việt. Cuộc sống nơi xứ lạ đã dạy cho các bạn nhiều hơn những điều đang ấp ủ.
Giấc mơ xứ sở hoa anh đào
“Một đất nước với nền kinh tế phát triển, hiện đại, trình độ dân trí cao và ý thức công dân thì quá tuyệt vời”, đó là những chia sẻ của các bạn trẻ khi lựa chọn điểm đến cho hành trình tìm kiếm ấy. Các bạn đến, các bạn trải nghiệm và các bạn cũng đã học được nhiều điều bổ ích cho riêng mình.
“Mình lựa chọn du học Nhật Bản chỉ vì thích đất nước này, thích cái đẹp của phong cảnh, thích cá tính con người và thích sự mới lạ” – Trịnh Thị Mến, cô bạn du học sinh Việt tại Chiba ken (Nhật Bản) không ngần ngại chia sẻ về nơi mình đang theo học. Sang Nhật cũng gần được một năm, Mến đã dần quen với cuộc sống bên này. Chọn du học để tìm cơ hội cho việc học của mình và thỏa mãn ấn tượng về nước Nhật, Mến quyết định bỏ dở khi đang theo học trường Đào tạo lập trình viên Quốc tế Hà Nôi – Aptech.
Còn với cậu sinh viên Nguyễn Thế Đồng, tốt nghiệp Cao đẳng Thủy sản tháng 6 năm ngoái lại băn khoăn trước bước ngoặt mới ra trường: “ Mình thấy thực tế sinh viên thất nghiệp nhiều quá, mình muốn sang Nhật để thay đổi nên đã quyết định du học nhật, ít ra mình sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi và va chạm hơn. Mình đang học tiếng và tháng 4 tới sẽ bay, mình chỉ hi vọng quyết định này không phải sai lầm”. Và để thực hiện giấc mơ của mình, các bạn trẻ đã phải trải nghiệm thật sự!
Cuộc sống nơi xứ lạ
Để có tiền trang trải cho cuộc sống và đóng học phí, việc làm thêm với du học sinh Việt ở Nhật là một lẽ tất yếu. Vì là du học tự túc nên chi phí để sang Nhật không hề nhỏ (khoảng 200 – 300 triệu đồng). Do vậy, mục đích của hầu hết các du học sinh đặt ra là vừa lo học vừa lo làm. May mắn cho những ai có người quen, bạn bè ở bên đó hay đã được trung tâm lo việc trước khi sang, việc làm và việc học sẽ nhanh chóng được ổn định. Còn không, du học sinh sẽ phải tự túc chạy đôn chạy đáo xin việc.
Liên – một du học sinh ở Tokyo chia sẻ: “Nhiều bạn 3,4 tháng không xin được việc vì bên này giờ nhiều du học quá. Người Nhật lại nghiêm ngặt trong việc tuyển lao động”.
du hoc nhat ban
           
  Du học sinh nhật bản làm thêm tại các xưởng làm đồ ăn nhanh (Ảnh minh họa)
Việc làm thêm chủ yếu cho du học sinh là ở các kojou( xưởng, xí nghiệp) làm đồ hộp, đồ ăn nhanh hay đi giao hàng. Công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn và ý thức kỉ luật cao. Với một du học sinh, tiền lương từ việc làm thêm cũng chỉ đủ cho ăn uống chi tiêu và học phí. Sang Nhật cũng được gần 5 tháng, Nguyễn Thi Hải – du học sinh Việt ở phố Shinjuku (Tokyo) cũng gặp khá nhiều khó khăn: “Lúc mới sang chưa biết tiếng Nhật nhiều, giao tiếp cực kì khó khăn. Mình cũng phải mất 1 tháng để đi tìm việc trong xưởng làm cơm hộp. Mấy năm về trước du học sinh thoải mái làm thêm nên vừa học vừa làm lo đủ cho cuộc sống, nhưng giờ có việc thì một tuần cũng chỉ được làm 28 tiếng nên chi tiêu phải eo hẹp. Không kể đến làm thêm phải làm vào đêm nên ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học rất nhiều”.
Theo Hải, lương trung bình một tháng bạn kiếm được khoảng 100 000 ¥ (Yên Nhật) tương đương khoảng 23 triệu đồng tiền Việt. Trong số đó, trả tiền nhà trọ và các sinh hoạt phí khác hơn 30 000 ¥ ( 7 triệu tiền Việt), đóng học phí khoảng 60 000 ¥. Số tiền dư ra không nhiều.
Cuộc sống nơi xứ lạ dẫu vất vả nhưng các bạn du học sinh lại tìm được những niềm vui và ý nghĩa cho mình. Mến cho biết, bạn đã học được nhiều điều ở nơi đây, từ việc sống tự lập, biết trân trọng giá trị đồng tiền đến việc được tiếp cận môi trường học tập tốt. Còn Hải, mong muốn sau khi học xong, nếu có cơ hội xin việc ở đây, bạn sẽ tiếp tục gắn bó với nơi này.
Để thực hiện những dự định cho riêng mình, mỗi bạn du học sinh luôn tìm kiếm những cơ hội học tập và làm việc phù hợp với mình, dù biết rằng không con đường nào dẫn đến thành công mà không phải trải qua khó khăn.
Liên hệ tư vấn du học Nhật Bản miễn phí:       Hotline: 0905234977

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Thể thao bóng chày Nhật Bản

Bóng chày – môn thể thao “vua” xứ sở anh đào

Đối với người Nhật, môn thể thao bóng chày (野球:yakyu) được ví như món ăn sashimi không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Vượt qua bóng đá là môn thể thao vẫn được ưa thích ở nhiều nước trên thế giới, bóng chày đã trở thành môn thể thao vua trên xứ sở hoa anh đào.
Giải bóng chày chuyên nghiệp của Nhật (NPB: Nippon Professional Baseball League) được chia thành 2 giải: Pacific League và Central League. Điểm khác biệt giữa 2 giải này ở chố: giải Pacific có sử dụng luật DH (Designated Hitter: chỉ định người đánh cho người ném đầu tiên) trong khi giải Central không sử dụng luật này. Đội thắng của 2 giải này sẽ gặp nhau tại Japan Series để phận định chức vô địch Nhật Bản.

1. Lịch sử bóng chày Nhật Bản:

Giải bóng chày chuyên nghiệp của Nhật bắt đầu từ năm 1937. Tuy nhiên, môn bóng chày đã được biết đến ở Nhật hơn nửa thế kỷ trước đấy. Vào khoảng những năm 1870, môn bóng chày được một số giáo viên và giáo sư Mỹ đưa vào Nhật Bản như là một công cụ để phô trương sức mạnh cơ thể và trí tuệ của các cầu thủ. Ở giải đấu đầu tiên, giải chuyên nghiệp mới chỉ có một giải và 8 đội tham gia thi đấu theo 2 mùa : mùa xuân và mùa thu. Vào năm 1950, giải mở rộng với 14 đội tham gia và từ đây được chia thành 2 giải riêng biệt với một số đội từ giải cũ chuyến sang giải mới. Sau nhiều năm, một số đội đã đổi tên so với ban đầu. Đội Bay Stars từng có tên là Whales, đội Swallows đầu tiên có tên gọi giống bây giờ nhưng vào những năm 1966 đến 1973 đã từng được đổi tên thành Atoms. Đội Marines từng được gọi là Orions, đội Buffaloes từng là Pearls, đội Blue Wave là Braves, và Fighters trước kia được gọi là Flyers.

2. Các đội bóng chuyên nghiệp:

Giải chuyên nghiệp NPB hiện có 12 đội thi đấu ở 2 giải Central League và Pacific League. Danh sách các đội như sau:

Central LeaguePacific League
Yomiuri GiantsDaiei Hawks
Hiroshima CarpSeibu Lions
Yokohoma BayStarsChiba Lotte Marines
Yakult SwallowsNippon Ham Fighters
Hanshin TigersKintetsu Buffaloes
Chuncihi DragonsOrix Blue Wave

Tên của các đội được gọi theo tên của công ty sở hữu đội bóng. Ví dụ: Yomiuri Giants thuộc sở hữu của công ty truyền thông Yomiuri phát hành tờ báo ngày nổi tiếng nhất Yomiuri Shimbun. Công ty này con sở hữu cả kênh truyền hình NTV. Đội Hiroshima Toyo Carp có tên gọi Toyo do phần lớn số cổ phần của đội thuộc về công ty sản xuất đồ trang sức Toyo Tire. Một phần cổ phần khác thuộc về thành phố Hiroshima. Đội Yokohama Bay Stars từng được sở hữu bởi công ty đánh bắt và chế biến hải sản Maruha nhưng cho đến thời gian gần đây đã thuộc sở hữu của đài phát thanh và truyền hình TBS, Tokyo. Đội Hanshin Tigers thuộc sở hữu của công ty xe điện Hanshin Railways, …vv.

Mỗi trận mỗi đội được phép sử dụng 4 cầu thủ nước ngoài: 2 cầu thủ trên sân và 2 cầu thủ ném bóng (pitcher). Mỗi đội còn có tham gia một giải thi đấu ở một giải thi đấu nhỏ khác có thể là Eastern League hoặc Western League. Ở giải này các đội có thể sử dụng số lượng các cầu thủ nước ngoài tùy thích.

3. Số trận một giải:


Cho đến năm 2000, các đội thường chơi từ 130 đến 135 trận một mùa. Tuy nhiên, từ mùa bóng năm 2001 đến nay, các đội thi đấu 140 trận trong một mùa giải. Các trận đấu sẽ phân định thắng thua sau 9 vòng đấu (回) Ở mỗi vòng đấu 2 đội sẽ thay phiên nhau đánh và phòng thủ: một đội đánh và một đội phòng thủ. Sau khi đội đánh có 3 cầu thủ bị ra ngoài, 2 đội sẽ đổi vị chí cho nhau để tiếp tục. Lượt đi của mỗi vòng được gọi là Omote (表), còn lượt về được gọi là Ura (裏 hoặc ウラ). Sau 9 vòng đấu nếu không phân biệt được thắng bại trận đấu sẽ kéo dài cho đến khi nào có đội thắng. Tuy nhiên, nếu sau 15 vòng đấu mà vẫn chưa phân định thắng bại thì trận đấu sẽ được tính là Hòa (Hikiwake: 引き分け). Các đội ở 2 giải Central League và Pacific League không thi đấu với nhau ngoại trừ tại các trận đấu của các ngôi sao (all-star games) và trận tranh chức vô địch Nhật Bản (Japan Series).

4. Trận đấu của các Ngôi sao:


Ở mỗi mùa thi đấu 2 giải Central League và Pacific League sẽ chọn ra 28 cầu thủ xuất sắc nhất tạo thành 2 đội thi đấu với nhau. Trong số 28 cầu thủ của giải Central League, cổ động viên bầu 11 cầu thủ, 17 cầu thủ còn lại do các huấn luyện viên chọn. Ỏ giải Pacific League các cổ động được bầu 12 cầu thủ (thêm một cầu thủ DH), số còn các huấn luyện viên bình chọn. Các đội bóng ngôi sao này tranh tài ở 2 hoặc 3 trận đấu vào đầu tháng 7 tại các sân khác nhau để phân thắng bại. Các cầu thủ của mội đội sẽ được chơi ở một số vòng đấu của một số trận đấu.Sau mỗi mùa thi đấu, khoảng 200 chuyên gia sẽ bỏ phiếu bình chọn ra 9 cầu thủ xuất sắc nhất ở 9 vị trí trên sân của mỗi giải để trao danh hiệu “Best Nine Awards”.

5. Giải thưởng:

Ngoài các giải như Chiếc Găng vàng (Gold Glove), Cầu thủ xuất sắc nhất (MVP: Most Valuable Player) hay Tân binh xuất sắc của năm (Rookie of the Year) giống như giải nhà nghề của Mỹ, giải chuyên nghiệp của Nhật còn trao thêm giải Sawamura Award cho cầu thủ ném bóng từ đầu trận xuất sắc nhất (the best starting pitcher). Cầu thủ này phải là người tham gia ném ở nhiều vòng đấu nhất và có số trận thắng nhiều nhất. Tuy nhiên, giải thưởng này sẽ không được trao nếu không chọn được cầu thủ xuất sắc nhất. Khoảng 40% giải thưởng MVP được trao cho các cầu thủ ném bóng. Giải thưởng MVP thường được chọn ra từ các cầu thủ của 2 đội vô địch và thường được chọn từ đội vô địch giải Central League.

6.Theo dõi trận đấu:

Các trận đấu thường diễn ra ở một số thành phố lớn như Tokyo hay Osaka do một số thành phố nhỏ không có các đội bóng riêng của mình. Như vậy, nhiều người đặc biệt là dân tại các vùng nông thôn có thể sẽ không có các đội bóng chủ nhà và không thể theo dõi các cầu thủ thi đấu trực tiếp. Để tránh sự bất lợi này tất cả các đội sẽ chơi 10-15 trận được thi đấu trên sân nhà “ngoài đường” (on the road) để dân chúng có thể theo dõi tận mắt các trận đấu. Các trận đấu trên các sân nhỏ tại các công viên hẻo lánh này không có bảng điểm điện tử và thậm trí không có cả đèn cao áp để thi đấu ban đêm.

7. Sân đấu:


Bảy trong số 11 sân đấu được xây từ năm 1988 đến 1999. (Hai đội Giants và Fighters chung nhau sân Tokyo Dome). 6 trong số này là sân đất cỏ: các đường chạy, điểm ném bằng phủ bằng đất cát; phần còn lại là cỏ. Một sân có kích thước 309-320 feet dọc theo các đường biên, 340-350 feet tới straightaway phải hoặc trái, 360-365 feet tới the gaps, và 400 tới dead center. Các sân đều có hàng rào cao 13 feet ngăn cách cầu thủ và khán giả.


Học viện ngoại ngữ Manabi

Du học nhật bản- Trường nhật ngữ Học viện ngoại ngữ Manabi

I. Giới thiệu chung:


Manabi
Học viện Ngoai Ngữ MANABI là một trường có nhiều sơ sở đào tạo nằm tại trung tâm các thành phố lớn như NAGANO với Phân viện Nagano, TOKYO với hai Phân viện đó là Phân viện Tokyo, Phân viện Shinjuku. Ngoài ra trường còn có một hệ thống các cơ sở liên kết đào tạo tại NAGOYA, GIFU, … Là trường đào tạo Nhật ngữ có chất lượng đứng thứ 3 trên toàn nước Nhật Bản, Học viện ngoại ngữ Manabi đã ngày càng thu hút đông đảo học viên trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Cụ thể là hiện nay (tháng 9 năm 2012) tại Phân viện Nagano có tới hơn 40 học viên người Việt Nam đang theo học, tại Phân viện Tokyo và Shinjuku thì mỗi phân viện có khoảng 30 học viên người Việt đang theo học. Có một điều khác biệt của trường với các trường khác nữa là : tất cả các phân viện của trường đều cho phép đóng học phí nửa năm.

Lễ khai giảng Manabi

Viện Nhật ngữ Manabi là một ngôi trường có nhiều cơ sở đào tạo nằm tại trung tâm thành phố lớn thuận lợi để sinh viên lựa chọn. Sinh viên sẽ có thể lựa chọn một trong 3 cơ sở của trường là điểm đến như tại thành phố Nagano (Học viện Nagano), thành phố Tokyo (Học viện Tokyo), và thành phố Shinjuku (Học viện Shinjuku). Bạn có thể chọn nơi vùng quê xinh đẹp, nơi bạn có thể cảm thấy bốn mùa rõ rệt của Nhật Bản hoặc nơi thành phố lớn đầy thú vị như Tokyo, Nagano hoặc Shinjuku.

Học đạo tại Manabi

“Bạn có thể không thật sự hiểu một nền văn hóa khác nhau cho đến khi bạn có kinh nghiệm về nó”. Học viện Nhật ngữ MANABI mang đến cho bạn cơ hội để hiểu văn hóa Nhật Bản thông qua hoạt động …

Tháng hai hàng năm chúng tôi tổ chức một lễ hội lớn và quan trọng tại trường, Lễ hội MANABI.
Trong thời gian lễ hội, sinh viên tham gia một cuộc thi nói tiếng Nhật và trình bày về đất nước của họ. Đây là cơ hội cho sinh viên biểu đạt khả năng ngôn ngữ của mình và giới thiệu về đất nước của mình. Đây là một lễ hội giao lưu quốc tế, nơi mà người dân các dân tộc khác nhau có thể tương tác với người Nhật ở địa phương.
Tổ chức hoạt động ngoại khóa

Hoạt động Manabi
Mỗi tháng chúng tôi có một hoạt động khác nhau, bao gồm các môn thể thao, kinh nghiệm văn hoá, các chuyến dã ngoại và các bữa tiệc. Bạn có thể trải nghiệm không chỉ nền văn hóa của Nhật Bản, mà còn tham gia giao lưu văn hóa với các sinh viên từ các quốc gia khác nhau. Chính các sinh viên quốc tế của chúng tôi tạo nên tính năng này.

Hoạt động Manabi

Mỗi năm một lần, chúng tôi thực hiện một chuyến dã ngoại qua đêm. Điểm đến cũng khác nhau, những điểm trước đây đã từng tổ chức là Kyoto, Nikko và Kusatsu – được mệnh danh là thành phố có mùa xuân nóng bỏng. Qua buổi dã ngoại chúng tôi muốn hướng đến sự phát triển tinh thần của học sinh, kỹ thuật và sức mạnh thể chất.
Tổ chức các sự kiện thể thao
Hoạt động thể thao Manabi
Trong một cuộc thi nhóm mà tất cả mọi người có thể tham gia, các bạn có thể chơi bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, hoặc các môn thể thao khác. Ai cũng biết, Nhật Bản là nơi sinh của Judo, bạn sẽ có thể thử môn thể thao quốc gia ngay tại Học viện Manabi của chúng tôi, đó chính là sự cung cấp cho bạn cái nhìn sâu vào văn hóa Nhật Bản. chương trình thể thao của chúng tôi là luôn luôn dành cho học sinh để tìm hiểu điều gì đó.

Hoạt động thể thao Manabi

 

II. Các kỳ nhập học: 4 kỳ / năm

Tháng 1                           Tháng 4
Tháng 7                          Tháng 10

 

III. Các khóa học:

- Khóa học luyện thi vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trường Chuyên môn …
– Khóa học đào tạo kỹ năng phỏng vấn xin việc tại Nhật
– Khóa học hội thoại
– Khóa học đào tạo chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh

 

IV. Thông tin học phí


Thông tin trường

Học phí và kí túc xá

Học Phí

Xem thêm thông tin về các trường nhật ngữ tại website du học nhật bản

  

Việc nên làm và không nên làm tại Nhật

Du Học Nhật Bản - Việc nên làm & không nên làm ở Nhật Bản





A1.    Cố gắng dùng natto (một dạng hạt đậu nành đã lên men). Trộn nó vào trong một ít mù tạt (wasabi), nước tương sau đó quấy đều lên ăn luôn hoặc rưới lên cơm. Khi bạn đã quen với cái mùi này thì nó thật sự là rất ngon.

A2.
    Lúc nào cũng phải kiên nhẫn. Người Nhật luôn có thói quen như vậy

A3.
    Cố gắng sử dụng nhà tắm công cộng hoặc tắm suối nước nóng. Nhưng bạn nhớ phải cởi hết đồ kể cả đồ tắm

A4.
    Khi bạn đi chơi và yêu cầu uống rượu sake hãy gọi từ “jun mai”. Đây không phải là nhãn hiệu nhưng là cách người Nhật vẫn quen dùng và nó cũng chứng tỏ bạn là một người hiểu biết.

A5.
    Hãy bỏ ra chút thời gian cho những của hàng tạp phẩm ở Nhật. Không chỉ bởi vì họ sẽ phát những mẫu sản phẩm miễn phí cho bạn mà ở đó có rất nhiều thứ lạ mắt được hạ giá mà bạn có lẽ chưa bao giờ nhìn thấy trước đây 

A6.
    Ăn những món ăn Nhật. Bạn dường như đã đi du lịch nửa vòng trái đất và tại sao lại ăn tại nhà hàng Mc Donard. Ở đây có rất nhiều món ngon và bổ dưỡng. Yakitori (gà chiên) là một cách ăn khá lạ (Đừng quên rửa trôi xuống cùng với bia tươi, ăn xong thì uống với bia) Nơi đây cũng là cả một thế giới sushi quanh bạn. Tiếp theo là những nhà hàng chuyên bán thịt, cá rán hoặc nướng, Izakaya (quán rượu của Nhật), quán bán mì ramen

A7.
    Thay vì thuê xe con và tiêu hàng giờ vì kẹt xe, bạn hãy đi bộ. Nếu như bạn quá mệt hoặc phải đi đến một nơi nào đó khá xa ở Nhật thì hãy đi bằng tàu điện. Chúng sạch, an toàn và đi đến bất cứ chỗ nào bạn cần. 
Tokyo Disneyland rất đáng để xem vì nó rất khác so với bất kì một công viên Disney nào khác trên thế giới.


A8.
    Hãy đến phố điện tử Akihara ở Tokyo. Bạn có lẽ chưa bao giờ nhìn thấy vài thứ như thế.

A9.
    Hãy làm một cuộc dã ngoại ra bên ngoài những thành phố lớn. Nếu như bạn ở Tokyo, hãy đi picnic đến Kamakura. Nó chỉ mất một tiếng rưỡi đi tàu điện và có khá nhiều thứ để xem và làm ở đó.

A10.
    Nếu như bạn ở Nhật vào đúng dịp ngắm "hoa anh đào" (chúng chỉ kéo dài một tuần hoặc hơn chút) Những công viên lớn như Ueno ở Tokyo thường rất rất đông người. Hãy tìm một vài nơi khác mà bạn có thể ngắm "hoa anh đào" thay vì đánh lộn với một đám đông.


Việc không nên làm ở Nhật:

B1.    Bạn không nên chan hay đổ nước tương (soya sauce) lên bát cơm của mình, điều này được cho là không bình thường khi ở Nhật.

B2.
    Không nên cắm đũa trong bát cơm của mình.

B3.
    Bạn đừng bao giờ mong người Nhật sẽ nói tiếng Anh với bạn. Hầu hết người Nhật đều biết không nhiều hơn một vài từ tiếng Anh và vì thế nó không đủ để tiến hành một cuộc hội thoại (lí do thì có người cho rằng người Nhật có lòng tự hào dân tộc cao nên không việc gì phải sử dụng tiếng ngoại quốc)

B4.
    Đừng có tức giận khi bạn ở trên tàu điện mà không thể cựa quậy được chút nào, hãy nhìn xung quanh bạn, ai cũng như vậy thôi. Bạn là một trong 120 triệu người bị nhét như cá hộp ở trên quần đảo Nhật Bản. Hãy quen với nó bởi vì có cáu gắt thì cũng chẳng thay đổi được gì.

B5.
    Cũng đừng có cáu gắt khi mà thức ăn trên đĩa bạn toàn là đồ thô, còn sống chưa được chế biến. Hãy thử ăn và sẽ thấy nó khá ngon.

B6.     Đừng có ăn vỏ của hạt đậu nành. Bạn hãy bóp hạt đậu giữa những ngón tay của bạn và ép hạt đậu thành miếng nhỏ bỏ vào miệng. Ném phần vỏ còn lại vào một cái bát đựng còn rỗng.

B7.
    Đừng có cố gắng mở hoặc đóng cửa xe taxi. Vì chúng hoàn toàn là tự động.

B8.
    Đừng có nghĩ 10.000 yên ở Nhật là nhiều tiền vì nó chỉ tương đương 100 usd thôi. 

B9.
    Đừng có bo khi ở nhà hàng Nhật. Không một ai cho tiền bo ở Nhật ngoại trừ những khách phương Tây khi không biết điều này.
Xem thêm thông tin tại website du học nhật bản !

10 Mỹ nhân xứ sở hoa anh đào

Sở hữu làn da trắng sứ, đôi mắt to tròn và nụ cười rạng rỡ, Hoa hậu Nhật 1992 Norika Fujiwara đứng đầu top 10 người đẹp xứ sở hoa anh đào. Danh sách này do bảng xếp hạng uy tín Oricon bình chọn.

Được coi là Billboard của Nhật, Oricon là bảng xếp hạng do Oricon Style - công ty cung cấp thông tin âm nhạc hàng đầu của Nhật Bản - thực hiện.

1. Norika Fujiwara: Sinh năm 1971, Norika đăng quang Hoa hậu Nhật Bản năm 1992. Cô là diễn viên, người mẫu nổi tiếng của Nhật. Norika kết hôn năm 2007 và vừa ly dị hôm 23/3.
2. Sayuri Yoshinaga: Sinh năm 1945, Yoshinaga là diễn viên nổi tiếng của nền điện ảnh Nhật Bản. Cô nổi bật hơn nhiều diễn viên cùng trang lứa bởi tài năng diễn xuất cùng với vẻ đẹp trời phú. Yoshinaga từng góp mặt trong các phim Year One in the North, Our Mother, A Thousand-Year Love...
3. Yukie Nakama: Sinh năm 1979, cô là diễn viên, thần tượng âm nhạc rất được ngưỡng mộ tại Nhật Bản. Người đẹp từng tham gia trong các phim Love Song, Tomoko no Baai...và nhiều lần đoạt giải Diễn viên xuất sắc của Nhật Bản.
4. Kato Koyuki: Sinh năm 1976, Kato là một người mẫu thành đạt trước khi lấn sân sang lĩnh vực phim ảnh. Cô từng tham gia những bộ phim nổi tiếng như Đại chiến Xích Bích, The Last Samurai... 


a
5. Hitomi Kuroki: Sinh năm 1960, vẻ đẹp trong sáng này từng thống trị nền điện ảnh, truyền hình và sân khấu Nhật trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20. Cô đã đóng các phim Dark Water, The Gate of Youth...

6. Nanako Matsushima: Sinh năm 1973, cô là diễn viên, siêu mẫu nổi tiếng của Nhật. Người đẹp kết hôn năm 2001 với bạn diễn trong phimGreat Teacher Onizuka và hiện đã có hai cô con gái.
7. Misaki Ito: Sinh năm 1977, gương mặt trong sáng, thánh thiện này là người mẫu, diễn viên ăn khách. Cô từng xuất hiện trong các bộ phim Last Love, About Love, Face to Face...
8. Yuko Takeuchi: Sinh năm 1980, Yuko được coi là một trong Tứ tiểu thiên hậu của Nhật Bản. Người đẹp kết hôn năm 2005 và đã ly hôn năm 2008. Cô có mặt trong các phim Ambition, Pride, Be with You, Innocent World...
9. Kou Shibasaki: Sinh năm 1981, gương mặt u buồn này là một trong những diễn viên hàng đầu tại đất nước anh đào với những vai diễn trongBattle Royale, Go, Orange Days... Cô còn là một ca sĩ tài năng đã bán được 4 triệu đĩa hát.
10. Meisa Kuroki: Sinh năm 1988, Meisa là gương mặt trẻ nhất trong top 10 người đẹp. Cô từng tham gia trong các phim Seeing the Same Moon, But, I love you...
 
 
 

Tìm hiểu học Nghề, Cao Đẳng, Đại Học tại Nhật Bản

Du học Nhật Bản: Học Nghề, Cao Đẳng, Đại Học, Cao Học Tại Nhật Bản Bao Lâu?

Để du học Nhật Bản, học sinh phải học tại trường tiếng ở Nhật từ 1,5 năm đến 2 năm mới có thể thi vào trường đại học. Sau đó, chuyển lên học tại các trường Dạy Nghề, Cao Đẳng hay Đại Học, cũng có một số ít trường Đại Học yêu cầu thi nên việc chọn vào học tại các trường có chuyên ngành mà mình muốn học bạn nên xem kỹ trường đó có yêu cầu thi hay không.

Riêng nghiên cứu sinh, phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học (trước khi nộp đơn phải tìm giáo sư nhận hướng dẫn). Còn cao đẳng, trường kỹ thuật - chuyên nghiệp thì tổ chức thi tuyển hoặc xét hồ sơ căn cứ trên kết quả thi tiếng Nhật, thi môn học... Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, nếu hội đủ điều kiện Bộ GD&ĐT quy định có thể học lên ĐH.

Thời gian các hệ học

Đại học: 
Sinh viên chính thức học 4 năm, nhưng học ngành y, nha, thú y học 6 năm. Sinh viên dự thính học một môn học đặc thù nào đó; điều kiện nhập học và số môn học được chấp nhận do dự thính tùy theo mỗi trường.

Sau đại học: 
Chương trình master học 2 năm và chương trình tiến sĩ (doctor) học 5 năm. Chương trình tiến sĩ phần lớn chia thành: Chương trình tiền kỳ tương đương với master (2 năm), và chương trình hậu kỳ (3 năm). Chương trình học lấy tiến sĩ của y, nha khoa và thú y là 4 năm. Tùy theo trường ĐH, thời gian quy định học lấy tiến sĩ có thể khác nhau.

Cao đẳng: 
Học 2 năm, nhưng có khoa như điều dưỡng học 3 năm. Trường kỹ thuật - nghiệp vụ: là trường dạy nghề, học từ 1 đến 3 năm (nhưng phần lớn học 2 năm). Trường trung học chuyên nghiệp: dạy nghề 5 năm (có môn học lâu hơn), dành cho đối tượng là học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở.

Để tốt nghiệp ĐH trong 4 năm, sinh viên thường phải lấy được trên 124 môn học; thời gian 6 năm, sinh viên ngành y, nha khoa phải có trên 188 môn học, ngành thú y phải có trên 182 môn học. Về cao học (trên 2 năm), sinh viên cần có trên 30 môn học. Đối với cao đẳng, học 2 năm trở lên, cần có trên 62 môn học; nếu học 3 năm, cần có trên 92 môn học. Còn tốt nghiệp trường kỹ thuật thì thông qua kết quả kỳ thi cuối khóa, thi cuối năm học của trường.

Có 2 cách xin học bổng: Nộp đơn ở nước ngoài trước khi đến Nhật và nộp đơn sau khi đến Nhật. Hầu hết đối tượng nhận học bổng là sinh viên ĐH, nhà nghiên cứu. Ít có loại học bổng nào cấp toàn bộ kinh phí cho việc du học, phần lớn chỉ trợ cấp sinh hoạt phí, một phần tiền học nên người dự thi đi du học phải tính kỹ mọi phí tổn, chứ không thể chỉ dựa vào học bổng.

 Liên kết web: www.duhocnhatbanaz.edu.vn

Văn hóa Nhật Bản thể hiện qua hành động

Đôi nét về văn hóa Nhật Bản qua từng hành động

Cùng là người Châu Á, da vàng, tuy khác đất nước nhưng lại cùng nền văn hóa Á đông. Nhưng đôi khi nhìn ngẫm 1 số nét văn hóa trong cách sống của người Nhật chợt khiến tôi phải mỉm cười.
Chuyện tặng quà:
Người Nhật nổi tiếng là lễ nghi trong vấn đề quà tặng,1 khi nhận được quà của ai đó thì kiểu gì cũng sẽ tìm cách để đáp lễ lại. Khi đi dự đám cưới ,đám tang về thì sau đó gia chủ bao giờ cũng tặng quà lại cho khách để thể hiện sự hàm ơn vì khách đã đến dự lễ. Quà đó chỉ là những món đồ rất nhỏ nhưng luôn được bọc gói vô cùng cẩn thận và đáng yêu khiến cho người nhận cũng sẽ rất cảm kích vì sự chu đáo của gia chủ.

Chuyện xếp hàng:
Người dân xếp hàng bên ngoài một cửa hàng ở Sendai

Cho dù ở siêu thị, cửa hàng ăn, ga tàu hay những nơi dịch vụ công cộng,thì người Nhật luôn có thói quen xếp hàng. Họ có thể xếp hàng chờ trước giờ mở cửa siêu thị cả tiếng đồng hồ để chờ vào mua đồ. Cũng có lúc tôi nghĩ thật kì khôi cho sự kiên nhẫn đó nhưng có lẽ tôi lầm. Đó chính là sự tuân thủ kỷ luật của hệ thống xã hội,cũng như nét văn mình ứng xử khi biết nhẫn nhịn chờ đến lượt mình, chứ không phải chỉ biết đến cái tôi vị kỷ.


Chuyện ý thức bảo vệ môi trường:

Đó là ý thức trong cách xử lý rác thải. Từ học sinh tiểu học đã được giáo dục về việc phân loại rác cũng như ý thức bảo vệ môi trường.Nguyên liệu tái chế,hay tác hại chất thải nhà bếp chắc hẳn là những khái niệm khá xa vời đối với người Việt ta,nhưng với người Nhật thì đó là khái niệm nằm lòng.Dầu mỡ sau khi rán thay vì đổ xuống đường thoát nước thì phải được thấm sạch bằng giấy báo hoặc để đông cứng rồi mới gói lại vứt bỏ để tránh làm ô nhiễm nguồn nước thải...Đơn giản nhất là điều đó ,thế mới lý giải được vì sao không khí lại sạch sẽ thế.Là vì chính ý thức con người đã lọc sạch bầu không khí mà họ hít thở hàng ngày.

Chuyện yêu thiên nhiên cây cỏ và ca hát:

Có 1 điều chắc chắn rằng nếu bạn đi qua cửa bất cứ 1 ngôi nhà nào của người Nhật cũng thấy được bày 1 vài chậu cây hoa nhỏ ở trước cửa. Những chậu hoa nhỏ đủ màu quanh năm khoe sắc chắc là 1 thú vui ko thể thiếu của người Nhật,hẳn sẽ mang lại niềm vui mỗi khi ai đó đặt chân về đến cửa nhà.

Tôi thường xem chương trình Karaoke trên TV và thực sự là nhiều lần rơi nước mắt xúc động vì những câu chuyện và hình ảnh về con người tham gia chương trình đó. Nước Nhật là nơi đã bắt nguồn ra hình thức giải trí hát Karaoke hẳn cũng đã phần nào lý giải cho cái sự yêu ca hát của người Nhật. Trước khi đến Nhật thì cái nhìn của tôi về việc hát Karaoke hoàn toàn khác, bởi ở VN thì có lẽ đó chỉ là kiểu giải trí đặc quyền dành cho giới trẻ, chả có cụ già hay rất ít người trung niên lại đi hát Karaoke, chưa kể 1 số biến tướng tiêu cực của hình thức giải trí này.Nhưng với người Nhật thì đây hoàn toàn là 1 thú vui trong sạch, có thể hát ở quán, hát ở phòng ăn...và người già còn tích cực hơn cả lớp trẻ, đơn giản chỉ là để cùng hòa mình theo giai điệu cùng chia sẻ cảm xúc.Không phải ai cũng hát hay, nhưng họ không ngại biểu diễn trên trương trình Karaoke của TV.


Có những em học sinh, những anh công nhân, những cụ già lom khom vẫn lên hát để gửi tặng gia đình người thân. Hình ảnh 1 cụ già 85 tuổi dáng người cong,vẫn cất cao giọng hát điệu nhạc truyền thống Nhật bản, và thật không ngờ cụ lại được ban giám khảo cho số điểm cao nhất, đôi mắt rơm rớm tay run run đón nhận quà và trò chuyện cùng ban giám khảo mà khuôn mặt cụ ngời ngời hạnh phúc. Bất giác chợt khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh của khát vọng sống. Sự khích lệ của tình người là 1 món quà xúc động vô giá cho cụ niềm vui để ý nghĩa hơn nữa những ngày dài phía trước.
 
 
 

Những điều cần kiêng kị ở Nhật

Không riêng gì đất nước Nhật Bản, khi đến với một nền văn hóa mới, các bạn nên tìm hiểu về phong tục tập quán và những điều nên-không nên làm. Dưới đây là một số sưu tầm về những điều kiêng kị trong văn hóa Nhật Bản để các bạn có thêm chút kiến thức khi đặt chân tới xứ sở hoa phù tang:
1. Con số 4: Bị cho là con số không may bởi vì phát âm của nó giống với phát âm của chữ “Tử” (Shi=cái chết). Một số khách sạn thậm chí còn không có phòng số 4.
2. Cắm đũa lên bát cơm
Người nhật không bao giờ cắm đũa lên thức ăn và đặt biệt là lên cơm vì chỉ trong đám tang người ta mới cắm đũa lên bát cơm và đặt lên bàn thờ.

3. Không được dùng đũa để chuyền thức ăn vì trong đám tang người ta dùng đũa để chuyền những mảnh xương còn sót lại sau khi hỏa táng.
4. Khi ngủ không được quay đầu về hướng Bắc
Vì người ta thường đặt người chết nằm như vậy.

5. Xe tang
Nếu bạn gặp một chiếc xe tang đi ngang qua, bạn phải giấu ngón tay cái của mình đi
6. Cắt móng tay ,móng chân vào ban đêm
Nếu bạn cắt móng vào ban đêm thì khi cha mẹ bạn mất bạn sẽ không được ở bên cạnh họ
7. Sau khi ăn xong không được nằm ngay
Người ta nói ăn xong mà nằm ngay thì sẽ bị biến thành con bò
8. Huýt sáo vào ban đêm
Nếu huýt sáo ban đêm thì sẽ bị ông Xà đến thăm đó.
9.Khi đi trên đường phố, không nên vừa đi vừa ăn, bằng không sẽ bị các cụ già khiển trách.
10. Khi đi thăm người ốm, dứt khoát không được tặng hoa, trà hoặc những hoa có chậu. Bởi vì người nhật cho rằng đó là điều không tốt.
11. Ở nhật giơ ngón tay cái lên không phải là ý tốt mà có ý là chỉ người bạn trai. Và giơ ngón út có ý là người bạn gái. Vì vậy, khi ở nhật không nên tùy tiện làm hiệu tay để tránh sự hiểu lầm.
12. Người nhật thường nói những câu tỏ ý xin lỗi như: xin lỗi, cảm ơn, phiền bạn v.v… Khi đến nhà bạn bè ăn cơm hay dự lễ cưới kiểu nhật, có một số người Nhật khi ăn, cố ý để thừa lại một chút, sau đó gói mang về. Đây là sự tỏ ra lễ phép chứ chẳng có gì là lạ. Khi ăn cơm, đũa nên để ngang chứ không nên để dọc. Vì người nhật cho rằng đũa để thẳng là không tốt. Khi ăn họ rất kỵ đũa quèn quẹt hoặc bới đi bới lại hay chọt v.v… Đây là thói rất xấu khi ăn cơm… . .
13. Ở Nhật, khi đi mua bán, mặc cả là điều thất lễ. Trong các cửa hàng, đại đa số các mặt hàng đều có giá cả rõ ràng, không thể bớt được. Người nhật rất thích đóng gói. Mà tất cả các loại giấy để đóng gói đều rất đẹp. Vì vậy, khi mua hàng không mất bao nhiêu thời gian để gói. Không nên tặng mùi xoa cho bạn bè. Chỉ làm điều đó một khi bạn muốn cắt đứt quan hệ. Không được tùy tiện biếu trà cho người khác. Vì đây là lễ vật mà người nhật đáp lễ sau khi cúng bái.
14. Không được biếu giày dép, bít tất và quần áo lót cho cấp trên hoặc người lớp trên. Bằng không họ sẽ nghĩ là không kính trọng họ.